Chơi game bị xé hình là tình trạng rất phổ biến và làm cho nhiều gamer bực bội. Đây là hiện tượng như thế nào và làm cách gì để xử lý?
Đối với game thủ, chắc hẳn bạn không còn quá xa lạ với tình trạng xé màn hình khi chơi game. Hiện tượng xé màn hình vừa ảnh hưởng đến trải nghiệm của người chơi. Vừa làm cho anh em gặp khó khăn trong việc quan sát, nhất là với các game yêu cầu phải quan sát kỹ lưỡng như bắn súng chẳng hạn. Vậy nên, kết quả của trận game có thể vì sự cố này mà không thể chiến thắng. Do đó, lỗi chơi game bị xé hình rất khó chịu đối với gamer. Đừng lo vì Memeface đã bật mí cách xử lý nhanh chóng trong bài viết dưới đây.
Chơi game bị xé hình nguyên nhân do đâu?
Dù đã gặp rất nhiều, nhưng rất ít gamer hiểu về lỗi xé hình. Thực tế, xé hình là hiện tượng hình ảnh trong một khung hình trên màn hình của máy không đồng bộ được với nhau. Đây là sự cố xảy ra khi FPS (Frame Per Second – Tốc độ Khung hình) của trò chơi lên cao hoặc quá thấp đối với tần số làm tươi. Hiện tượng này chủ yếu là do một khung hình khi vẽ xong lại xuất ra lệch với thời điểm màn hình làm tươi (màn hình hiển thị một khung hình mới) hình ảnh. Do đó, khung hình mới, cũ bị chồng lên nhau vô cùng khó chịu.

Để giải quyết tình trạng màn hình bị xé hình, màn hình FreeSync, V-Sync, G-Sync… chính là những cái tên quen thuộc. V-Sync thì gamer đã biết rồi đúng không nè? Nên trong bài hôm nay mình sẽ đề cập đến G-Sync và FreeSync nhé!
Tham khảo thêm:
Màn hình G-Sync là gì?
G-Sync là một công cụ được NVIDIA phát triển. Nó được coi là phiên bản kế nhiệm của V-Sync. Nhờ có NVIDIA G-Sync, lỗi chơi game bị xé hình sẽ bị loại bỏ. Vì công nghệ này sẽ đồng bộ hóa tốc độ làm tươi của màn hình cùng tốc độ xử lý khung hình của GPU. Vậy nên, game thủ sẽ được trải nghiệm game một cách trọn vẹn và không bị rách.
Trước đây, card đồ họa và màn hình hoạt động độc lập. Nhưng G-Sync có công dụng là kết hợp chúng lại với nhau. Đồng thời, điều chỉnh tốc độ làm tươi của hình ảnh sao cho phù hợp với tốc độ tải xong 1 khung hình. Vì thế, tình trạng chơi game bị xé hình sẽ được hạn chế tối đa, hình ảnh mượt mà tuyệt đối và không có hiện tượng lag trễ.

Điểm cộng của G-Sync là có tốc độ đồng bộ khung hình nhanh vượt trội. Hỗ trợ dải tần số quét động rộng, giúp cho tần số quét của màn hình vừa linh hoạt, vừa phù hợp với cường độ tải ảnh của card đồ họa. Thêm vào đó là loại bỏ hiện tượng vọt điểm pixel ở tốc độ khung hình thấp, bóng ma ở tốc độ khung hình cao. Hơn nữa màn hình HDR cùng màn hình G-Sync còn cung cấp độ sáng cường độ cao đem lại một trải nghiệm mượt mà nhất cho người chơi.
Lưu ý là G-Sync chỉ tương thích với các màn hình có tích hợp công nghệ này và các card đồ họa NVIDIA mà thôi!
Tham khảo thêm:
Freesync là gì?
Nếu đã nói đến G-Sync thì không thể không nhắc đến đối thủ của nó là Freesync của AMD. Freesync chính là công nghệ được phát triển bởi AMD (công bố vào năm 2014). Tương tự như G-Sync, Freesync đều có công dụng là đồng bộ hóa card đồ họa rời và màn hình. Từ đó, hiện tượng chơi game bị xé hình, giật lag màn hình, đều được hạn chế. Đồng thời, khắc phục các điểm chưa tốt của công nghệ tiền nhiệm là V-Sync. Công cụ Freesync sẽ giúp đồng bộ màn hình bạn đang sử dụng với tốc độ khung hình của GPU. Nhờ vậy, độ trễ của các khung hình được giảm thiểu tối đa. “Bye bye” tình trạng màn hình cứ liên tục bị giật trong lúc chơi game.

Điểm cộng của công nghệ này chính là mang đến các công dụng tuyệt vời cho gamer như: ngăn chặn hiện tượng xé ảnh, tình trạng lag ảnh, bể ảnh, giảm mờ khi chuyển động, “tạm biệt” các bóng mờ không cần thiết, ép xung màn hình… Đặc biệt, các loại máy chơi game phổ biến như Xbox One, PlayStation 4 đều được cài sẵn AMD Freesync. Đồng thời, Freesync có giá thành rẻ hơn G-Sync.
Tuy nhiên, Freesync cũng chỉ tương thích với card đồ họa AMD và màn hình có tích hợp công nghệ này mà thôi!
Dù là G-Sync hay Freesync thì đều có ưu điểm và hạn chế khác nhau. Tùy theo nhu cầu của mình, anh em hãy tìm hiểu chi tiết về FreeSync và G-Sync để có sự lựa chọn tốt nhất nhé!
Tình trạng chơi game bị xé màn hình sẽ không còn là nỗi lo đối với các game thủ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp anh em xử lý hiện tượng này nhanh chóng.